Trang Chủ


English Version

Album Hình
Tình Bạn Bè
Thơ Tình Việt Nam
Thơ Của Tôi
Xe Gắn Máy
Trau Dồi
Suy Nghĩ Nhảm Nhí
Liên Kết
Diễn Đàn
Ý Kiến?





    Tôi hơi có chút xíu lo sợ khi bắt đầu viết những dòng chỉ dẫn này bởi vì tôi không có bất cứ sách vở hay tài liệu nào để tham khảo về thể thơ và thi luật...  Nhưng tôi tin rằng hầu hết những chỉ dẫn là đúng, còn bất cứ sai sót nào rồi sẽ được các bạn tìm và cho tôi biết, phải không?  Tất cả những bài thơ dùng làm ví dụ là do chính tôi làm, giữ bản quyền, nếu bạn muốn dùng đến chỉ dẫn hoặc thơ vào nơi nào khác, xin hãy nhớ để tên tôi vào (và địa chỉ web site này nếu có thể) để đền bù tâm huyết của tôi đã bỏ ra...  Thơ do bạn làm ra sau khi theo chỉ dẫn trên trang này có thể dùng form mail ở cuối trang này để gởi về cho tôi...  Tôi sẽ đăng những bài thơ đó trong một trang dành riêng và sẽ đăng mỗi bài trên trang chính trong một tuần...

To read this page in English

    Thơ tiếng Việt chia ra làm nhiều thể loại với những luật riêng dành cho mỗi loại...  Vài thể loại trong số đó là "Lục Bát", "Song Thất Lục Bát", "Tám chữ", "Bảy chữ", "Sáu chữ", "Năm chữ", và "Bốn chữ"...  Thi luật trong trang này bao gồm làm sao để gieo vần bài thơ và làm sao để đặt thanh từ đúng chổ...

    Thanh: "Bằng" là âm nhẹ nhàng, đầm, bằng phẳng, bao gồm thanh ngang (không dấu, như a), và thanh huyền (à)...  "Trắc" là âm trầm bổng lên xuống, bao gồm thanh sắc (á), hỏi (ả), nặng (ạ), ngả (ã)...

    Vần điệu: bằng thì vần với bằng, trắc thì vần với trắc...  "a" không thể vần với lại "á" là một ví dụ...

    Được rồi, tôi nghĩ đã đến lúc các bạn sẳn sàng để đi vào thi luật của từng thể loại thơ Việt...  Tôi sẽ gạch dưới những chữ cần vần với nhau, sẽ làm đậm chữ phải tuân theo luật về thanh bằng trắc, và sẽ in nghiêng những chổ ngoại lệ trong thi luật...  Đồng thời, đôi lúc một chữ vừa có thể vần, thanh thì sẽ được vừa gạch dưới vừa làm đậm, và tương tự cho cả in nghiêng trong ngoại lệ nếu có kết hợp trong cùng một chữ...

    Bạn cũng có thể làm những bài thơ theo thể loại tự do như hầu hết thơ của tôi...  Nhưng bạn vẫn phải làm sao để cho thơ của bạn dể nghe, vần điệu một chút, bởi vì đó là lý do tại sao chúng ta gọi là thơ...  Bạn có thể học làm thơ từ sách vở, nhưng điều đặc biệt về trang web này của tôi là tất cả bài thơ dùng làm ví dụ ở đây đều do chính tôi làm...  Tôi có thể dùng những bài thơ nổi tiếng để làm ví dụ, nhưng tôi thích làm cái web site này bằng những thứ do chính mình làm ra hơn, mặc dù thơ tôi có thể không hay chút nào...

Thơ lục bát:

    Là một thể loại thơ thường dùng trong văn học Việt Nam...  Luật căn bản là:

    Trong câu sáu chữ: từ số 2 là bằng, 4: trắc, 6: bằng

    Trong câu tám chữ: từ số 2 là bằng, 4: trắc, 6: bằng, 8: bằng (tuy cả 6 & 8 đều thanh bằng, nhưng nếu 6 là ngang thì 8 là huyền, hoặc ngược lại)...

    Luật vần điệu căn bản là từ cuối câu sáu phải vần với từ số 6 của câu tám...  Rồi từ cuối câu tám sẽ vần với từ cuối của câu sáu kế tiếp...

"ngày maichốn hẹn này
người mãi ngó chân mây mắt buồn
âm thầm để giọt châu tuôn
nhớ hoài bóng mắt cùng khuônhồng"  (Dan Nam Phan)

    Cũng có ngoại lệ khi từ thứ nhì của câu sáu có thể là trắc chứ không phải bằng, khi đó câu thơ như thể được ngắt ở giữa...

"ánh mắt đó, nụ cười kia
rất gần nhưng đã xa lìa muôn phương" (Dan Nam Phan)

    Một ngoại lệ khác nữa là có khi không phải từ số 6 của câu tám vần với từ cuối của câu sáu mà là từ số 4 của câu tám vần với từ cuối cùng của câu sáu...  Khi đó, từ số 2 và 6 của câu tám sẽ đổi sang thanh trắc, không còn là bằng nữa...

"chia tay bịn rịn luyến lưu
bốn phía sương nghe tiếng khóc than" (Dan Nam Phan)

Song thất lục bát:

    Luật thanh căn bản là:

    Trong câu bảy đầu tiên: từ số 3 là trắc, 5: bằng, 7: trắc

    Trong câu bảy thứ nhì: từ số 3 là bằng, 5: trắc, 7: bằng

    Còn câu sáu và tám thì dùng luật giống như trong "lục bát" bình thường vậy thôi về thanh bằng trắc...  Về vần điệu thì từ cuối của câu bảy đầu tiên vần với từ số 5 của câu bảy thứ nhì; từ cuối của câu bảy thứ nhì vần với từ cuối của câu sáu, từ cuối của câu sáu lại vần với từ 6 của câu tám (như trong "lục bát"), rồi cuối cùng là từ cuối của câu tám vần với từ số 5 của câu câu bảy kế tiếp và cứ vậy...  Cũng có khi từ cuối của câu tám không vần với từ số 5 mà là số 3 của câu bảy kế tiếp, khi đó bạn phải đổi từ số 3 này từ trắc sang bằng thanh...  Đây là một ngoại lệ, cho nên tôi sẽ in chữ nghiêng trong ví dụ để bạn thấy...

"tìm một bóng dáng ngày xưa
trong một đêm giấc ngủ chẳng về
một thời ân ái đê
giờ say men rượu vẫn tái lòng
sợi rêu phong phủ đầyức
lệ sầu rơi những lúc lẽ loi
ngày dài đơn độc mình tôi
cầu mong kỷ niệm phai phôi tháng ngày" (Dan Nam Phan)

Thơ tám chữ:

    Luật thanh căn bản là nếu từ số 3 là trắc thì từ số 5 và từ số 6 đều là bằng rồi từ cuối cùng của câu là trắc...  Ngược lại, số 3 là bằng thì 5 và 6 trắc, rồi từ cuối cùng là bằng...

    Có nhiều cách để tạo vần điệu trong thể thơ này...  Cách thứ nhất là vần từng cặp câu một ở từ cuối cùng...  Cách thứ hai là vần từ cuối của một câu với từ cuối của câu cách câu đó 1 câu, tức là câu sau của câu kế tiếp...  Cách thứ ba là trong mỗi cụm 4 câu thơ, bạn có thể vần 2 câu giữa ở từ cuối, không cần vần 2 câu kia...  Có lúc, nếu bạn vần thêm cả từ cuối với từ số 5 hoặc số 6 của câu kế tiếp sẽ làm câu thơ vần điệu hơn...

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhất:

"ta lục tìm trong tận những ưu
trong những khi vang vọng tiếng giả từ
xem có lúc nào em trao tình ý
để bù đắp nỗi đau trong mộng mị
cho ta còn xoa dịu sợi đau thương" (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ hai, đồng thời áp dụng thêm vần như nói ở trên (từ cuối vần với từ số 5 của câu kế):

"thả trên sóng tình yêu thuyền đơn độc
vương vấn trong lòng khóc tiếng biệt ly
giữa giông bão thị phi, đời tang tóc
thuyền tình ta gió lốc cuốn trôi đi" (Dan Nam Phan)

    Hai bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ ba, cũng áp dụng thêm vần (từ cuối vần với từ số 5 hoặc số 6 của câu kế)...  Trong bài thơ thứ nhì, tôi cũng vần cả từ cuối của câu thứ nhất với từ cuối của câu thứ 4 để làm bài thơ thêm vần điệu, mượt mà hơn, bạn cũng có thể làm vậy nếu thích:

"trong cõi đờitận những vấn vương
nhiều nỗi xót, nỗi thương, cùng nỗi nhớ
có lắm lúc suy ta thấy sợ
bởi phải đơn vạn thuở đương đầu" (Dan Nam Phan)

"em theo ta vào đến tận trong
nhưng lại trốn bỏ ta giờ tỉnh thức
em rời bỏ mỗi khi ta buồn bực
cho ta mỗi phút, mỗi giờ" (Dan Nam Phan)

Thơ bảy chữ:

    Luật thanh căn bản là:

    Trong những câu lẻ: từ số 2 là bằng, 4: trắc, 6: bằng

    Trong những câu chẳn: từ số 2 là trắc, 4: bằng, 6: trắc

    Hoặc áp dụng ngược lại giữa câu chẳn và lẻ...

    Có 2 cách gieo vần, cách thứ nhất là vần từ cuối của một câu với từ cuối của câu cách câu đó một câu, tức là câu sau của câu kế tiếp...   Cách thứ hai là vần từ cuối của câu thứ nhất với từ cuối của câu thứ nhì, và với từ cuối của câu thứ tư; tất cả trong thanh bằng hết...

    Hai bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhất:

"thuở ấy bạn chung một lớp
giờ ra chơi rượt bắt, bắn bi
tan trường cùng đạp xe quanh quẫn
còn trẻ thơ chưa biết khổ " (Dan Nam Phan)

"ta buồn cho nửa đời còn lại
thiếu vắng em trên những lối về
buồn sớm đến khi chiều rớt xuống
trong đời ta học chữ "nhiêu khê"" (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhì:

"em mang nhẫn cưới bước sang ngang
để lại bao nhung nhớ ngút ngàn
giờ em chăn gối cùng ai đó?
ta lắng nghe tim mình vỡ tan" (Dan Nam Phan)

Thơ sáu chữ:

    Tôi không nhớ là có luật về thanh đặc biệt nào cho thể thơ này hay không nữa (ai biết xin chỉ giáo)...  Tôi chỉ biết cách gieo vần...  Cách thứ nhất là vần từ cuối trong một câu với từ cuối trong câu cách câu đó 1 câu, tức là câu sau của câu kế tiếp...  Cách thứ hai là vần từ cuối của 2 câu ở giữa trong cụm 4 câu thơ, không cần vần câu đầu và câu cuối...

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhất:

"tôi đọc trong hoàng hôn tím
bài thơ tôi viết tặng em
thấy bờ môi em cười mỉm
ôi ngày xưa quá êm đềm" (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhì, tôi cũng đồng thời vần cả từ cuối của câu đầu tiên với từ cuối của câu cuối cùng cho bài thơ thêm phong phú vần điệu, bạn cũng có thể áp dụng vào thơ của mình:

"vì sao ta phải chia ly
có phải cuộc đời vốn vậy?
bao yêu thương ngày cũ ấy
tan vào hư ảo mất đi" (Dan Nam Phan)

Thơ năm chữ:

    Luật về thanh cho thể loại này khá đơn giản: nếu từ số 2 là bằng thì từ số 4 là trắc và ngược lại...

    Có 3 cách gieo vần, cách đầu là vần từ cuối trong một câu với từ cuối trong câu cách câu đó 1 câu, tức là câu sau của câu kế tiếp...  Cách thứ nhì là vần từ cuối của 2 câu ở giữa với nhau trong một cụm thơ 4 câu, không cần vần câu đầu và câu cuối...  Cách thứ ba là vần từ cuối của những câu thứ nhất, câu thứ nhì, và câu cuối với nhau đều dùng thanh bằng cả...

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhất:

"em dang tay vẩy gió
làm gió chẳng buồn bay
chiều hôm nào tím đỏ
trên nàng hây hây" (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ hai, tôi đồng thời vần thêm cả từ cuối của câu đầu với từ cuối của câu cuối:

"trong một chiều
anh bỗng buồn ngan ngát
nghe tiếng mưa trên cát
ngỡ em về giữa " (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ ba:

"uống vơi ly rượu buồn
sao lòng bỗng lệ tuôn?
làm sao anh thể
đừng nhớ về em luôn?" (Dan Nam Phan)

Thơ bốn chữ:

    Luật về thanh thì giống y như cho thơ năm chữ, cũng áp dụng vào từ số 2 và từ số 4...

    Bạn có thể gieo vần với nhiều cách, 3 cách đầu tiên thi giống như trong thơ năm chữ...  Thêm một cách gieo vần nữa là vần từng cặp câu một ở từ cuối cùng...

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhất (xem luật trong thơ năm chữ ở trên nếu cần):

"ngày xưa còn
bắt bướm, hái hoa
buổi trưa vắng vẻ
ngủ tựa tay " (Dan Nam Phan)

    Hai bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ nhì (xem luật trong thơ năm chữ ở trên nếu cần), trong bài thơ mẫu thứ nhì, tôi đồng thời vần cả từ cuối trong câu đầu với từ cuối trong câu cuối để thêm vần điệu:

"em cầm tay tôi
tim run lẩy bẩy
ngày xa xưa ấy
buổi hẹn đầu tiên" (Dan Nam Phan)

"thơ tím còn đây
úa vàng trang giấy
sao tình xưa ấy
tàn với tháng ngày?" (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ ba (xem luật trong thơ năm chữ ở trên nếu cần):

"về trước sân trường
lòng nghe nhớ thương
ngày nào đến lớp
những ngày mưa vương" (Dan Nam Phan)

    Bài thơ mẫu của tôi cho cách thứ tư:

"nghe vẻ nghe ve
nghe xe cộ
bước đi hùng hổ
chiếc xe trâu
kiến đậu, ruồi bâu
xe nước mía
bẻ quanh lia lịa
chiếc xe lam
nhìn thấy bắt ham
xe -xi-đéc..." (Dan Nam Phan)

    Bây giờ các bạn đã nắm bắt được luật căn bản về thi luật của những thể thơ thường gặp trong văn học Việt Nam, xin chúc các bạn có những giờ phút thư giãn của riêng mình...  Nên nhớ rằng thơ không nhất thiết phải lâm li, bi đát mà có thể là hài hước nữa...

"Môi hồng nở hé nụ cười
Cho người lữ khách trọn đời vấn vương"

(Nicholas Nghia Nguyen - 6/28/03 - Louisville, Kentucky, US)

    Hai dòng thơ trên là của người anh họ thân của tôi, Nguyễn Gia Nghĩa...  Đây là bài thơ đầu tiên được làm và gởi về cho tôi áp dụng luật thơ trong trang này của tôi, theo thể "Lục Bát" (sáu-tám)...  Nếu ai trong các bạn muốn thơ mình làm ra (theo chỉ dẫn trên trang này) đăng trên web site của tôi, xin gởi về cho tôi dùng form mail ở dưới (hay email tôi, hoặc bỏ trong "Bản Tin Chung" tùy theo các bạn thích)...Xin nhớ để tên tuổi (và địa chỉ điện thư của các bạn nếu có thể) để tôi có thể credit cho những bài thơ của bạn...  Xin đừng "chôm" thơ của người khác gởi về cho tôi...  Nếu tôi muốn đăng thơ sưu tầm thì tự tôi sẽ tìm bài mình thích và đăng trong trang thơ tình Việt Nam...  Còn ở đây tôi chỉ muốn được đăng những bài thơ làm ra dựa theo chỉ dẫn của tôi trên trang này...

Tên Của Bạn:

Địa Chỉ Điện Thư Của Bạn:

Địa Chỉ Website Của Bạn:

Thơ Của Bạn: